icon icon icon
 

GIÁ HÀNG HÓA NGUYÊN LIỆU TĂNG MẠNH NHẤT KỂ TỪ 1974 DO LO NGẠI THIẾU CUNG

2023-01-14 14:05:20

Giá hàng hóa tuần qua tăng mạnh nhất kể từ 1974 năm do cuộc xung đột Nga – Ukraine dẫn đến những lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây đối với gần như mọi linh vực kinh tế của Nga, làm chao đảo thị trường toàn cầu và dấy lên lo ngại nguồn cung suy giảm.

Giá từ dầu thô đến nhôm và lúa mì tăng vọt khi ccác ngân hàng, nhà nhập khẩu và chủ hàng buộc phải tránh xa hàng hóa xuất khẩu của Nga. Những mặt hàng tăng giá mạnh nhất là dầu thô – gần chạm 120 USD/thùng, nhôm - lên mức cao kỷ lục lịch sử, và lúa mì – cao nhất kể từ 2008.
Các biện pháp trừng phạt Nga ngày càng tăng đang có nguy cơ cắt đứt một nguồn năng lượng, kim loại và nông sản quan trọng của thế giới, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt kéo dài và lạm phát toàn cầu ngày thêm trầm trọng.
Các thương nhân đang đánh giá lại mối quan hệ của họ với quốc gia này sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế được tung ra, và trong khi nguyên liệu thô cho đến nay đã thoát khỏi các hình phạt trực tiếp, thì họ vẫn buộc phải hết sức thận trọng khi Moscow nhanh chóng trở thành một “đối tượng thương mại” mà các đối tác giao dịch cùng gặp rất nhiều khó khăn.
Henning Gloystein, một nhà phân tích của Eurasia Group, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy giá hàng hóa tăng ngột ngột và mạnh mẽ trên diện rộng như vậy." Chừng nào căng thẳng con chưa hạ nhiệt đáng kể, mức giá kỷ lục hoặc hoặc xu hướng tăng do các lệnh trừng phạt và chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ tiếp diễn đối với nhiều mặt hàng."
Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu của Bloolberg - BCOM Spot Spot index, chỉ cập nhật vào cuối mỗi phiên giao dịch toàn cầu, đã tăng 8,6% trong giai đoạn 28/2 đến 2/3 ước tính vượt xa cả mức tăng 9,7% của 5 ngày trong tuần tính đến tháng 9 năm 1974 - ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thời đại đó.
Giá lúa mì tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do lo ngại về tình trạng thiếu hụt toàn cầu ngày càng sâu sắc khi chiến tranh Ukraine cắt đứt khoảng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của thế giới đối với mặt hàng chủ lực được sử dụng trong mọi thứ, từ bánh mì đến bánh quy và mì. Hợp đồng lú mì kỳ hạn tương lai tại Chicago tăng kịch trần, tăng 6,6% lên 12,09 USD/bushel.
Kim loại cơ bản cũng tiếp tục tăng mạnh sau khi Chỉ số giá kim loại LMEX, theo dõi sáu hợp đồng chính, tăng lên mức kỷ lục vào thứ Năm. Giá năng lượng tăng cao đã tạo thêm động lực bằng cách đẩy chi phí lên cao. Nhôm, một trong những kim loại khát năng lượng nhất, tăng 3,6% lên 3.850 USD/tấn trên Sàn giao dịch kim loại London, lập kỷ lục cao mới. Đồng cũng đang đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Đối với các mặt hàng khác, giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ tăng tới 4,3% để hướng tới tuần tăng thứ 3 liên tiếp, được củng cố bởi nhu cầu của châu Âu đối với hàng hóa khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Singapore tăng 15% trong tuần qua, mức tăng lớn nhất trong hơn ba tháng, trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng về nhu cầu tăng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Việc Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine được đánh giá là sẽ làm rung chuyển các mối quan hệ quốc tế và định hình lại nền kinh tế Tây Âu, như lời Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, nói với các nhà lập pháp hôm thứ Tư (2/3). Một nhà kinh tế nông nghiệp kỳ cựu, Scott Irwin tại Đại học Illinois, cho biết đây có lẽ là một "cú sốc lớn nhất đối với thị trường ngũ cốc toàn cầu" trong cuộc đời của mình.
Cuộc xung đột này gây nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu, làm phức tạp thêm những nỗ lực của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát đang gia tăng. Việc OPEC + quyết định giữ nguyên kế hoạch sản lượng của mình sẽ càng làm tăng thêm những rủi ro đó khi giá dầu tăng đột biến, tác động lây lan sang các thị trường khác.
 
“Hàng hóa thường hoạt động tốt vào cuối chu kỳ kinh doanh - và trong thời kỳ toàn cầu hỗn loạn – hàng hóa sẽ trở thành một công cụ bổ sung để chống lạm lạm phát và sự đứt gãy các chuỗi cung ứng”, Greg Sharenow và Andrew DeWitt, các nhà quản lý của Pacific Investment Management Co. viết trong một bài đăng trên blog.
Cuộc xung đột ở Đông Âu và hệ lụy của việc Mỹ và châu Âu trừng phạt Nga đã khiến nguồn cung ở Biển Đen cạn kiệt vào thời điểm mà kho nguyên liệu thô toàn cầu đã khan hiếm. Nga là nhà cung cấp chính của dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngũ cốc, phân bón và các kim loại như nhôm, đồng và niken.
Giá hàng hóa tăng cao có khả năng là lực cản đối với tăng trưởng và gây ra lạm phát, tạo ra tình thế khó xử cho các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới khi họ cân nhắc nhu cầu tăng chi phí đi vay trước nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tham khảo: Reuters, Bloomberg
 
Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Bloomberg, Reuters) - https://vinanet.vn/hang-hoa/gia-hang-hoa-nguyen-lieu-tang-manh-nhat-ke-tu-1974-do-lo-ngai-thieu-cung-754916.html