1 tháng trước, khi các thương lái dầu vẫn còn sôi sục tìm kiếm nơi dự trữ dầu thô thì Giám đốc điều hành tập đoàn BP - Bob Dudley - đã bông đùa rằng bể bơi cũng có thể được dùng làm nơi dự trữ dầu trong trường hợp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, chiến lược tích trữ dầu lần này chỉ đem lại lỗ chứ không có lãi như những lần trước. Khối lượng dầu dự trữ có thể không còn quá nhiều như mọi người lo lắng.
Giá dầu thô được hồi sinh lên mức 40 USD/thùng nhờ hai nguyên nhân chính: ngành sản xuất dầu của Mỹ suy giảm và bất đồng nội khối OPEC giữa Iraq và Nigeria. Vừa qua, cơ quan năng lượng quốc tế đã kết luận rằng cơn bão đã kết thúc.
Theo chuyên gia phân tích tại DNA ASA - Torbjoern Kjus, "khối lượng dầu tích trữ tại kho nổi đã giảm so với vài tháng trước, tình hình cơ bản là đang phục hồi, quan trọng hiện nay chỉ là vấn đề tâm lý.”
Một thương lái dầu sẽ mất khoảng 7,6 triệu USD nếu họ muốn dự trữ 2 triệu thùng dầu trên biển trong 6 tháng, gấp hơn 2 lần khoản lỗ phải chịu nếu bán tháo dầu trong tháng 2. (Số liệu tổng hợp từ Bloomberg)
Khoản lỗ này phần nào cho thấy chi phí thuê tầu chở dầu trở nên đắt đỏ kể từ khi nhu cầu dầu tăng cao. Theo sàn giao dịch vận tải biển Baltic – London, cước chở dầu chuẩn từ Nhật đến Ả rập tăng lên 66.641 USD/ngày, tăng 30% so với cùng kỳ tháng trước. Tính theo giá mỗi thùng dầu, cước thuê tàu 6 tháng tăng từ 6,16 USD lên 6,8 USD trong vòng 1 tháng.
Tuy nhiên, dự trữ dầu thô trên biển vẫn đem lại lợi nhuận khi mà giá dầu hiện tại và giá tương lai (contango) chênh lệch lớn, đủ để bù đắp chi phí thuê tàu.
Sự hồi phục của giá dầu
Sự thay đổi lớn nhất giữa điều kiện bây giờ và một tháng trước là do nguồn cung dầu được hạn chế bất ngờ. Đường ống dầu nối từ Bắc Iraq đến Biển Địa Trung Hải ngưng hoạt động vào giữa tháng 2, trong khi đó một đường ống khác từ Nigeria bị phá hủy bởi một âm mưu ngầm. Lần đầu tiên kể từ 11/2014, ngành sản xuất dầu Mỹ bị đe dọa giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng dầu tại Iraq, Nigeria và Mỹ đã được kiềm chế ở mức 1 triệu thùng/ngày so với 1 tháng trước, tương đương với khoảng một nửa lượng dư thừa trên toàn thế giới.
Các tập đoàn kinh doanh dầu bao gồm Vitol, Koch Supply & Trading LP và Glencore Plc, cộng thêm cánh tay quyền lực của BP và Royal Dutch Shell đã thu về hàng triệu đô la từ việc tích trữ dầu trên biển trong suốt khoảng thời gian 2008-2009. Ở thời kỳ kho nổi đạt đỉnh cao, các neo chở ở Biển Bắc, vịnh Ba Tư, eo biển Singapore và Nam Phi đã từng chứa đến hàng chục siêu tầu chở dầu.
Nguy cơ tràn bể chứa dầu hạ nhiệt đã củng cố thêm niềm tin cho Goldman Sachs rằng điều tồi tệ nhất đến với giá dầu đã đi qua.
http://cafebiz.vn